không biết thì nín ,đỉa là những tế bào luôn sống chỉ cần gặp môi trường thích hợp thì có thể phát triển một cánh mạnh mẽ ,nên hãy cẩn thận
Trường hợp 1: Đĩa chui vào đường thở Bệnh viện tai mũi họng TƯ tiếp nhận một cháu bé 3 tuổi, dân tộc Mông với triệu chứng ho khạc ra máu và khàn tiếng. Theo mẹ cháu kể, cách đây khoảng 2 tháng cháu theo mẹ ra suối chơi nghịch bị một con tắc te (đỉa suối) bám vào tay. Sau một hồi loay hoay, dằng kéo không được, cháu liền đưa tay lên mồm, dùng răng rứt con đỉa ra khỏi tay mình. Về nhà cháu thỉnh thoảng lên những cơn ho sặc sụa, khó thở và tím môi nhẹ, ho khạc ra một ít máu tươi cùng với nước bọt,có cảm giác buồn buồn trong cổ họng và đôi khi nôn khan. Cháu đã được điều trị bằng kháng sinh tại BV Sơn La nhưng không đỡ, nghi ngờ là dị vật đường thở nên được chuyển tới BV tai mũi họng TƯ. Tại đây, cháu được các thầy thuốc chuyên khoa chẩn đoán là dị vật sống đường thở, được soi gắp dị vật. Đó là một con đỉa suối đen, to, dài khoảng 15cm. Dị vật đường thở sống là một bệnh khá đặc biệt của dị vật đường thở, nó có thể sống ký sinh vài ngày, thậm chí vài tháng mới được phát hiện. Đỉa suối có tên khoa học là Dinobella Ferox, sống trong nước suối khi còn non, thường chui vào sống trong khoang mũi, khoang họng và thanh khí quản trâu, bò, chó và người khi uống nước suối. Chính vì thế loại dị vật này gặp chủ yếu ở vùng rừng, núi, có suối nước chảy qua. Đỉa suối non có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 1cm, như sợi tóc, nên khi uống nước suối, dị vật có trong nước suối sẽ xâm nhập vào trong họng, bám vào niêm mạc bằng giác bám, thường ở vùng thanh quản và khí quản, có thể do vùng này có lượng ô xy thích hợp cho cuộc sống ký sinh của chúng. Sau một thời gian hút máu người, đỉa suối sẽ lớn lên, có trường hợp lên đến 20cm, lúc đó mới đủ lớn để gây ra triệu chứng của dị vật. Trường hợp 2: Đỉa nằm trong bàng quang bênh nhân Các bác sĩ khoa Tiết niệu – BVĐK tỉnh Thanh Hóa vừa lấy một con đỉa còn sống trong bàng quang của bệnh nhân Lê Văn Bình, 15 tuổi, ở thôn 3, xã Yên Lạc, huyện Yên Định, Thanh Hóa. Em Bình kể lại rằng em cùng một số bạn đi tắm sông ở quê, đến trưa về nhà, Bình thấy đau tức vùng bàng quang và đi tiểu ra máu tươi, lúc 15g30 chiều cùng ngày, gia đình đưa Bình vào BVĐK tỉnh. Qua khám lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy bàng quang của em căng; đặt ống thông tiểu thấy có nước tiểu lẫn máu tươi. Khi làm siêu âm, thấy bàng quang của Bình có nhiều máu cục và một vật thể lạ di chuyển trong bàng quang bệnh nhân, nghi là một con đỉa đã chui vào bàng quang qua đầu dương vật của bệnh nhân, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Ca phẫu thuật thành công, gắp một con đỉa dài khoảng 6cm đang còn sống từ bàng quang của bệnh nhi. Trường hợp 3: Con đỉa sống trong mũi bênh nhân 2 tuần BVĐK Ninh Sơn, Ninh Thuận đã gắp một con đỉa “trâu” dài hơn 20cm từ mũi của bệnh nhân Nguyễn Văn S (34 tuổi, ở xã Lâm Sơn - Ninh Sơn). Theo lời kể của anh S. khoảng nửa tháng trước trên đường đi làm rẫy, anh có cúi mặt xuống con suối nhỏ để uống nước. Ngay tối hôm đó, mũi anh chảy máu và kéo dài nhiều ngày sau đó làm sức khỏe suy yếu hẳn nên phải đến bệnh viện khám và được bác sĩ phát hiện con đỉa trong mũi. Trường hợp 4: Đỉa sống 2 tháng trong thanh khí quản của bệnh nhân BVTƯ Huế cho biết nhóm thực hiện kỹ thuật nội soi của BV tiến hành gắp một con đỉa sống dài 6cm ở dị vật đường thở của một bệnh nhân đã 2 tháng. Bệnh nhân tên Nguyễn N. 37 tuổi, ở thôn Trung An, xã Lộc Trì, Phú Lộc, Huế. Ông N. nhập viện với tình trạng khàn tiếng và ho ra máu tươi dai dẳng. Trước đó, BV Phú Lộc điều trị hơn 10 ngày vẫn không khỏi. bệnh nhân N. cho biết, trong thời gian đó vẫn ăn, uống bình thường; song lúc nào ông cũng cảm giác có vật cản ở cổ. Tiền sử bệnh nhân thường xuyên đi rừng và hay uống nước khe suối, có thể con đỉa đã chui vào thanh khí quản của bệnh nhân bằng con đường này.
Đỉa thuộc lớp đỉa,ngành giun đốt.Cơ thể chúng gồm 33 đốt,chia thành 5 fần:đầu,fần trước đai,fần đai sinh dục,fần sau đai và fần cuối. Đỉa ko có khả năng sinh sản vô tính,đỉa lưỡng tính.Sinh sản bằng cách ghép đôi.Quá trình thụ tinh tiến hành khác nhau ở mỗi nhóm. Các loài có cơ quan giao phối như đỉa trâu thì thụ tinh trong,các loài ko có cơ quan giao phối thì thụ tinh gián tiếp.Từ 2 ngày đến hàng tháng sau khi thụ tinh,đai sinh dục tuột về phía trước để tạo thành kén chứa trứng thụ tinh.Trứng fân cắt và fát triển ko qua biến thái để cho đỉa trưởng thành. Đỉa nói theo sách vở thì việc sinh sản của nó, bạn đã nghe đọc.Nếu nói tự sinh sản thì tự được.Hãy băm vằm nó ra từng đoạn,gói vào miếng giẻ rách nào đó, để vào chỗ ẩm,thí dụ gốc cây chuối đã chặt thân,cái củ đó mục rồi,có mùn, rất ẩm,vùi nắm đỉa vụn xuống đó,2 tuần sau moi lên mà xem: Ôi trời đất,thánh thần ơi ! bao nhiêu là đỉa hoàn hảo.Nó tự tái sinh,cũng là tự sinh sản chứ sao,miễn là thành đỉa con.
Các bạn ah các bạn có biết đỉa sống kinh khửng thế nào ko nó tự sinh nở đc trong môi trường thích nghi của có chứ ko phỉa phân huỷ nó rồi lại sống lại đâu
cũng may là không phải giờ ăn cơm. không thì chết mất. cũng may là không phải giờ ăn cơm. không thì chết mất.