Xe ôm!

Thảo luận trong 'Quán nghỉ' bắt đầu bởi Lê Trương, 18/12/12.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi
  1. Lê Trương

    Lê Trương <b>POLICE</b>

    Xe ôm không em ơi! Xe ôm em nhé!... Về đâu anh chở? Vừa bước xuống xe, tôi đã bị gần chục người lái xe ôm vây quanh. Có những người im lặng quay đi, cũng có những người nhỏ nhẹ từ chối, không ít người tỏ thái độ không vui và khinh miệt những con người ấy.

    Xe ôm là một nghề mưu sinh ở Việt Nam. Tại các bến xe, bến tàu, tại các khu vực đông dân cư, bến xe bus và các nút giao thông, không nơi nào thiếu những người lái xe ôm. Nguoi lái xe ôm thường có độ tuổi từ 18 đến khoảng 60. Có những người là sinh viên, có những người làm xe ôm là công chức về hưu... Họ có nhiều những mục đích khác nhau. Tôi đã từng ngồi xe ôm của một sinh viên trường Luật, ngoài giờ đi học, cậu ấy lái xe ôm để hỗ trợ phần nào cho cuộc sống sinh viên. Sinh viên lái xe ôm nên giá cũng rất "sinh viên", thậm chí là miễn phí và cho tiền khách đi xe ôm. Cậu ấy kể: "mình trước có làm ở bến xe bus, có lần một cậu bị móc ví, mất sạch tiền và không biết đường đi, mình đã lai cậu ấy xuống bến xe, rồi đưa tiền cậu ấy về quê, nhìn cậu ấy tội lắm. Cho số rồi dặn dò khi nào lên nhớ gọi mềnh "taxi" miễn phí ^^".

    Mỗi chiếc xe khi chuẩn bị đỗ lại là gần chục con người chạy theo như gà con theo mẹ. Họ chính là những người chạy xe ôm, họ phải chèo kéo khách. Đó là điều rất bình thường, chính vì thế mà tôi ấn tượng với một bác xe ôm ở gần nhà. Khi có các chuyến xe chuẩn bị đỗ như vậy, bác xe ôm không bao giờ chạy theo và thuyết phục. Bác vẫn ngồi im trên chiếc xe dream của mình... Bác ấy năm nay đã gần 60 tuổi, tuy nhiên người "tài xế" già ấy khiến khá nhiều các xe ôm "cứng" khác phải nể phục. Ông lái xe cực "lụa" và rất điềm tĩnh. Khi nói chuyện với ông, tôi thấy mình học được rất nhiều điều.

    Bác ấy vốn là lính xe tăng, sau ngày phục viên thì làm công nhân nhà máy dệt. Bác mới nghỉ hưu được 2 năm nay thôi. Mặc dù không được khá giả, nhưng gia đình vẫn rất đầm ấm và hạnh phúc. Các con của bác ấy đều đã trưởng thành và có công ăn việc làm đầy đủ. Khi tôi thắc mắc tại sao các con đã thành đạt mà lại để bác chạy xe ôm thì bác cười xoà: "bác giờ về hưu rồi, ở nhà không có việc gì làm, buồn chân buồn tay, chọn cái này để làm niềm vui cháu à". Thế là tôi hiểu một phần rồi, thảo nào khi có xe tới, bác chẳng vội vã như những người lái xe ôm khác chạy theo xe như gà con theo mẹ.

    "Người ta cần mưu sinh, mình cần niềm vui thôi." Cái thú vui của bác đó là ngắm nhìn sự tấp nập của phố phường, và ngắm nhìn những điều mà cuộc sống vội vã, gấp gáp này đang trôi đi ra sao. Bác kể: "nghề xe ôm này vất vả lắm, ai chọn nó thì chắc chắn nhà phải có lí do riêng đặc biệt, cháu nhìn xem, mỗi khi xe tới, phải chạy theo mà chèo kéo, mà thuyết phục nhìn tội lắm. Nhiều khi chạy theo cả chục xe mà chẳng ai đi cả. Nhiều khi mấy ông giành khách, to tiếng cãi vã và đánh nhau khiến người ta cũng ngán ngẩm mà bỏ đi. Nghề nào cũng là nghề, cũng có những vất vả riêng, nhưng phải gắn bó với nghề xe ôm thì...".

    Tôi từng nghe, từng đọc những vụ án mà xe ôm là những nạn nhân xấu số. Tôi cũng nghe về những vụ án mà xe ôm lại là người phạm tội. Có những cử chỉ thật đẹp từ những người xe ôm như cậu sinh viên mà tôi đã viết, những người lái xe ôm trong thành phố Hồ Chí Minh tham gia bắt cướp... Một bức tranh nhiều màu sắc về nghề xe ôm, về những người lái xe ôm đã khiến chúng ta có nhiều những cách nhìn. Với riêng tôi, họ là những người đáng được tôn trọng.
     
  2. Ha y
     
  3. Rất hay.mình cũng một thời làm xe ôm.nhưng vất vả quá nên phải bỏ
     
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi

Chia sẻ trang này