Giáo dục Phê bình như thế nào để không làm tổn thương lòng tự trọng mà vẫn khiến trẻ biết tự sửa sai?

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi 0nlineworlds100, 16/4/22.

  1. Phê bình đúng cách mới mang lại hiệu quả giáo dục như mong đợi. Ngược lại, nếu cha mẹ không biết cách phê bình, nó sẽ gây ra những hệ lụy không đáng có.

    Có một bé gái khoảng 6 tuổi cầm lon nước đổ vào ly của mình, vì đổ quá nhiều nên nước tràn ra cốc, chảy xuống bàn, ướt hết áo quần. Thấy vậy, người mẹ bên cạnh nhanh chóng lấy khăn giấy lau giúp con gái, miệng vừa lau vừa mắng: “Lớn như vậy rồi mà đến việc rót nước cũng không làm được. Vụng không biết giống ai cơ chứ”.

    Nghe mẹ mắng như vậy, cô bé bật khóc. Sau đó, người mẹ tiếp tục phàn nàn với mọi người xung quanh rằng do con gái mình bị bà ngoại chiều chuộng quá. Mỗi khi làm sai cái gì, con bé chỉ biết bật khóc.

    Có lẽ không ít người mẹ từng gặp hoặc rơi vào những rắc rối tương tự như thế này. Khi trẻ làm sai điều gì đó, nếu bị cha mẹ chỉ trích, trẻ sẽ khóc không ngừng. Điều này càng khiến cha mẹ cảm thấy bực bội thêm.

    Khi trẻ làm sai, có nên phê bình ngay tại chỗ không?

    Trong quá trình trẻ lớn lên, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Phê bình là một trong những cách giáo dục thường thấy ở các bậc làm cha mẹ. Cha mẹ là người đưa ra ý kiến về lỗi lầm của con cái với hy vọng ngăn chặn các hành vi sai trái và khiến chúng không mắc phải những lỗi tương tự trong tương lai.



    [​IMG]



    Khi trẻ mắc lỗi, nếu cha mẹ làm ngơ trước những sai lầm của con cái vì sợ chúng quấy khóc, chắc chắn trẻ sẽ không được dạy dỗ đúng đắn. Lúc này, có 2 trường hợp sẽ xảy ra: 1 là trẻ sẽ không ý thức được lỗi lầm của bản thân, không biết sửa chữa, 2 là trẻ nhận thức được lỗi lầm của mình nhưng vì cha mẹ không nói gì nên chúng cho rằng hành vi này được cha mẹ chấp nhận, sau đó tiếp tục phạm lỗi nhiều lần.

    Có thể thấy rằng, khi trẻ mắc lỗi, nếu cha mẹ không sửa thì trẻ sẽ cho rằng hành vi của mình là hợp lý. Tuy nhiên, điều quan trọng cha mẹ cần lưu ý là không phải mọi lời chỉ trích, la mắng đều có thể khiến trẻ thay đổi tốt hơn. Phê bình với dụng ý mang tính giáo dục cần phải chú ý tới phương pháp, có như thế mới mang lại hiệu quả như mong muốn.

    Những lời khuyên dành cho cha mẹ khi muốn phê bình con

    Tại sao có một số đứa trẻ vẫn không chịu nhận lỗi khi bị cha mẹ phê bình khi biết bản thân làm sai? Trên thực tế, tình trạng này đôi khi là do cách cha mẹ phê bình không phù hợp.

    - Đừng la mắng trẻ trong lúc bản thân tức giận

    Đôi khi những sai lầm của con cái sẽ khiến cha mẹ vô cùng tức giận. Khi tức giận, con người thường khó kiểm soát được cảm xúc và lý trí, có thể dẫn tới những lời nói và hành động khiến cho đối phương bị tổn thương.

    Lúc này, tốt nhất cha mẹ nên để vấn đề hiện tại sang một bên, hít thở sâu để bản thân bình tĩnh, sau đó mới dạy dỗ con cái.

    [​IMG]

    - Không chỉ trích trẻ em ở nơi công cộng

    Dù là trẻ con nhưng chúng vẫn là một cá thể độc lập, có cá tính riêng và cả lòng tự trọng. Nếu cha mẹ chỉ trích con cái ở nơi công cộng, điều này sẽ khiến trẻ nảy sinh tính phản kháng. Ngay cả khi trẻ biết mình làm sai, chúng miễn cưỡng thừa nhận lỗi lầm và chống trả bằng cách khóc, cãi lại.

    Khi trẻ có hành vi sai trái nơi công cộng, cha mẹ nên dùng những hành động hoặc biểu hiện mang tính gợi ý như cau mày để ra hiệu nhắc nhở. Cha mẹ nên bình tĩnh chỉ ra trẻ sai ở đâu, khuyến khích chúng tự thừa nhận lỗi lầm của mình. Điều này không chỉ giúp trẻ hình thành quan điểm đúng sai mà còn cải thiện sự tự tin.

    - Không nhắc lại những chuyện đã qua

    Đối với một số bậc cha mẹ, họ thường hay nói “mẹ đã nói với con cái này bao nhiêu lần rồi hả, con không chịu nghe, chẳng thay đổi gì cả”. Kiểu phê bình này dễ dàng lòng tổn thương lòng tự trọng của trẻ và chúng thường không muốn thay đổi.

    Cách tiếp cận đúng là nên sửa hành vi của trẻ ở hiện tại thay vì nói đi nói lại những chuyện đã qua.

    [​IMG]

    - Chú ý đến thái độ khi nói

    Khi trẻ làm sai điều gì đó, có thể chúng nhận thức được điều đó. Lúc này, để việc dạy dỗ mang lại hiệu quả tốt nhất, trước tiên cha mẹ nên bày tỏ cảm nhận của bản thân về việc trẻ đã làm, sau đó phân tích việc đó đúng hay sai, cách giải quyết như thế nào là hợp lý.

    Ví dụ, khi thấy con mình ném vỏ chuối xuống sàn. Cha mẹ có thể nói: “Con ơi, nếu con ném vỏ chuối như vậy, chẳng may mẹ không nhìn thấy mà giẫm vào rồi té thì sao. Con nhặt lên rồi vứt vào thùng rác có được không?”
     

Chia sẻ trang này